Đăng ký Go88
Lớp học làm bánh miễn phí của người phụ nữ U80
2024-12-20
TP HCMTừ 6h sáng bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh đã tất bật lau khay và lò nướng rồi chuyển sang xếp 8 túi bột bánh mochi lớn chuẩn bị đón học viên.
Hai tiếng sau, phòng khách 30 m2 trong ngôi nhà ở quận Bình Thạnh của người phụ nữ 74 tuổi đã có hơn 40 học viên, gần một nửa không đăng ký trước, chỉ đọc trên mạng xã hội về "lớp học làm bánh 0 đồng" nên đến xem thử.
Bà Hạnh mời người học đứng quanh bàn, hướng dẫn nguyên liệu bánh mochi cùng những thủ thuật để làm vỏ bánh mềm, dẻo. Một nhóm bắt tay vào khuấy bột trên bếp trong khi bà hướng dẫn nhóm khác làm nhân và tạo hình. "Nói, di chuyển liên tục ba tiếng khiến tôi thấy khỏe hơn ngồi một chỗ", bà nói.
Bà Hạnh từng là kế toán cho một công ty du lịch ở TP HCM. Vì đam mê nấu ăn nên bà tự học và trở nên nổi tiếng bởi kỹ năng của mình, đặc biệt trong việc làm bánh. Khoảng những năm 2000 bà được các công ty du lịch mời làm chủ nhà (host) hướng dẫn khách nước ngoài trải nghiệm nấu ăn tại nhà (home cooking) các món Việt.
Cùng thời điểm, hàng xóm, người thân hoặc bạn bè có nhu cầu học làm bánh, họ sang nhà hỏi, bà đều chỉ dạy tận tình.
Bà Hồng Hạnh (áo xanh) hướng dẫn học viên ở nhà thuộc quận Bình Thạnh, TP HCM, sáng 10/11. Ảnh: Ngọc Ngân
Giữa năm 2012, bà Hạnh về hưu. Người phụ nữ không muốn "cuộc sống mình đứng yên, buồn tẻ" nên mở lớp làm bánh miễn phí. Bà soạn giáo án các món bánh mùa nào thức đó như bánh trung thu, cookie Giáng sinh cùng một số loại quen thuộc như bánh mochi, bánh bò, bánh da lợn, bánh flan.
Con trai bà Hạnh ủng hộ ý tưởng của mẹ, ngày ngày in giáo án phát cho học viên, chuẩn bị thêm ba lò nướng lớn, bói tình bn thn khuôn và bột. Lớp được tổ chức chủ nhật hàng tuần, xex com từ 8h30 đến 11h30, trò chi y8 1 ngi gồm hai phần lý thuyết và thực hành.
Thời gian đầu, lớp chỉ có ba đến năm học viên, đa số là người quen. Sau đó, mọi người truyền tai nhau, sĩ số lớp tăng vọt lên đến 20-30 người, hầu hết là những người đam mê làm bánh nhưng cũng có một số hoàn cảnh khó khăn, muốn học để làm nghề tay trái.
Vài năm nay, bà Hạnh có nhiều học trò ở các tỉnh ngoài như Bến Tre, Đồng Nai tìm đến.
Học viên làm bánh mochi ở quận Bình Thạnh, TP HCM, sáng 10/11. Ảnh: Ngọc Ngân
Dù là lớp học 0 đồng nhưng người phụ nữ 74 tuổi luôn cố gắng truyền lại hết những kinh nghiệm làm bánh 20 năm của mình, đồng thời. Mỗi buổi đứng lớp, bà quan sát tỉ mỉ từng học viên ủ bột, đổ khuôn và chỉnh sửa thao tác cho họ. Học viên nào có vấn đề chưa rõ sẽ ở lại, bà Hạnh giải thích thêm.
"Tôi chưa bao giờ cảm thấy mệt, chỉ cần thấy giúp được họ là vui", bà nói. Tiền để mở và duy trì lớp được trích từ lương hưu của bà.
"Đó là sự đầu tư xứng đáng, mang đến niềm vui giống như đi du lịch, mua sắm hoặc ăn uống cùng bạn bè", bà Hạnh nói.
Bà Hồng Hạnh ở lớp bánh miễn phí, quận Bình Thạnh, TP HCM, sáng 10/11. Ảnh: Ngọc Ngân
Thanh Trúc, 31 tuổi, là một trong những học trò của bà Hạnh. Cô gái ở quận 5 chạy xe 10 km đến nhà bà ba buổi để học được món bánh flan, bánh mochi và bánh bò hấp.
"Cô chu đáo, giảng dễ hiểu còn chuẩn bị sẵn các nguyên liệu sơ chế cho mình thực hành", Trúc nói. Cô khắc phục được các lỗi như bánh flan bị rỗ hoặc bột không nở để làm tráng miệng cho gia đình.
Trong khi đó, bà Thu Hòa, 72 tuổi, đã hoàn thành được 120 phần bánh gửi đi các viện dưỡng lão nhờ tham gia lớp bà Hạnh. "Nguyên liệu mình mua, bánh mình tự làm bao giờ cũng yên tâm hơn", bà Hòa nói.
Bà Hoa là một phụ nữ đã về hưu, tìm đến thú vui nấu nướng. Cuối tuần, bà tự chạy xe máy đến lớp, ghi chép các lưu ý, đóng những tờ công thức thành quyển sổ. Vài năm tham gia lớp, bà Hòa làm được bánh mì, bánh bao cho gia đình và các bếp từ thiện.
Thỉnh thoảng, bà Hạnh cũng nhận được hình ảnh bánh học viên tự làm thành công, cảm thấy hạnh phúc.
"Đó cũng là cách để cuộc sống hưu trí của tôi lúc nào cũng đầy đủ niềm vui", bà nói.
Ngọc Ngân