Vụ sát hại nhà ngoại giao định hình quan hệ Mỹ và Iran - Kỳ 1

Cập Nhật:2024-12-25 16:29    Lượt Xem:81

Vụ sát hại nhà ngoại giao định hình quan hệ Mỹ và Iran - Kỳ 1

Kỳ 1: Cái chết của Phó lãnh sự Mỹ

Theo trang smithsonianmag.com, vụ sát hại nhà ngoại giao Robert Imbrie vào tháng 7/1924 đã thúc đẩy sự trỗi dậy của triều đại Pahlavi và tạo tiền đề cho cả cuộc đảo chính do Cục Điều tra Liên bang Mỹ (CIA) hậu thuẫn năm 1953 và cuộc khủng hoảng con tin Iran năm 1979.

Mặc dù đã xảy ra những đợt bạo lực đáng lo ngại ở Tehran, thủ đô của Ba Tư (nay là Iran), trong những tuần gần đây, Phó lãnh sự Mỹ Robert Imbrie vẫn tới chỗ một đám đông tụ tập tại một đài phun nước thiêng liêng trong thành phố vào sáng ngày 18/7/1924. Tư cách nhà ngoại giao của ông không giúp bảo vệ ông khi một người của đám đông cáo buộc ông đầu độc nguồn nước. Đám đông tức giận tấn công Imbrie và truy đuổi ông qua các con phố. Bốn giờ sau, Imbrie chết vì vết thương, trở thành nhân viên Ngoại giao Mỹ đầu tiên bị ám sát ở nước ngoài.

Chú thích ảnh

Robert Imbrie năm 1906. Ảnh: Wikimedia Commons

Trước khi đến Ba Tư để rồi bỏ mạng, Imbrie đã từng làm nhiệm vụ ở nhiều quốc gia. Nhiệm vụ của Imbrie ở Ba Tư được ông Allen Dules, khi đó là lãnh đạo Ban Vấn đề Cận Đông của Bộ Ngoại giao Mỹ, ủng hộ. Sau này, ông Allen Dules trở thành Giám đốc CIA.

Khi vợ chồng Imbrie đến Ba Tư vào tháng 5/1924, Bộ Ngoại giao Mỹ đã yêu cầu Imbrie hoãn đến thành phố Tabriz để ông có thể thay thế tổng lãnh sự tại Tehran, người đang nghỉ phép.

Ba Tư khi đó đang trong tình trạng hỗn loạn. Năm 1906, Cuộc Cách mạng Hiến pháp thành công đã tạo ra một cơ quan quốc hội mới, thách thức tàn dư của chế độ quân chủ tồn tại hàng thế kỷ. Các lãnh đạo tôn giáo đại diện cho đa số người Hồi giáo dòng Shiite đã có được quyền lực chính trị theo hiến pháp mới. Bị kẹt giữa cuộc cạnh tranh kéo dài giữa Vương quốc Anh và Nga, Ba Tư cũng thay đổi trong bối cảnh hỗn loạn của Thế chiến I.

Imbrie làm việc tại Ba Tư vào thời điểm Mỹ đang để mắt đến việc tiếp cận các nguồn dầu mỏ của nước này. Người Anh đã tham gia khai thác nguồn dầu mỏ này từ khi phát hiện ra mỏ dầu đầu tiên trong khu vực vào năm 1908. Mỹ đang tụt lại phía sau và tìm kiếm cách tham gia ngành công nghiệp béo bở này.

Mức độ can dự trực tiếp của Mỹ vào chính trị Ba Tư còn hạn chế. Nhưng Arthur Millspaugh, một cố vấn tài chính người Mỹ được chính phủ Ba Tư thuê, đang làm việc để tái cơ cấu tài chính của Ba Tư. Sự can dự của ông đã khiến ông trở thành bạn và cũng là kẻ thù của một chính trị gia đang nổi lên: Reza Shah Pahlavi (khi đó được gọi là Reza Khan), Con Cóc Là Cái Sảy – Chuyện Kể Dân Gian Việt Nam một sĩ quan trong Lữ đoàn Cossack kiểu Nga của Ba Tư.

Chú thích ảnh

Reza Shah Pahlavi mặc quân phục vào đầu những năm 1930. Ảnh: Wikimedia Commons

Năm 1921, Du Doan XSMN Chinh Xac 100_ Dự Báo Xổ Số Miền Nam Chính Xác Nhất Reza ủng hộ một cuộc đảo chính mang lại cho ông quyền kiểm soát lực lượng vũ trang của Ba Tư. Năm 1923, Gcha Club - Cộng Đồng Học Tập và Giải Trí Độc Đáo ông lên làm thủ tướng. Ông đã cố gắng tiến thêm một bước nữa trong quá trình tái cơ cấu của mình, thúc đẩy một chính phủ theo kiểu cộng hòa vào tháng 3/1924, nhưng vấp phải phản đối, đặc biệt là từ các lãnh đạo tôn giáo Shiite như Sayyid Hassan Modarres.

Khi mới đến Ba Tư, Imbrie đã sẵn sàng khám phá vùng đất mới như từng làm ở nhiều nơi trên thế giới trước kia. Nhiều người Mỹ sống ở Tehran vào thời điểm đó là các nhà truyền giáo Giáo hội Trưởng lão, những người đã thành lập các trường học và cơ sở y tế tại đây. Gia đình Imbrie nhanh chóng kết bạn với một thành viên nổi bật trong cộng đồng này,Tài Xỉu Win333 Harry P. Packard, một bác sĩ đã sống gần hai thập kỷ ở Tehran.

Những tuần trước khi Imbrie bị giết đã xảy ra hàng loạt vụ bạo lực nhằm vào người Baha’i, một nhóm tôn giáo thiểu số bị đa số người Hồi giáo dòng Shiite coi là dị giáo. Imbrie cảm nhận được rằng niềm tin tôn giáo đã kích động người dân vì các mục đích chính trị. Ông đã ghi lại trong một bản báo cáo ngày 11/6/1924 rằng các cuộc biểu tình do các giáo sĩ Hồi giáo dàn dựng và được chính phủ tài trợ. Ông bổ sung: “Các đám đông, bị kích động bởi những bài phát biểu và thuốc phiện, tràn ngập đường phố mà không bị cảnh sát ngăn cản, hô vang những khẩu hiệu chống người Baha’i”.

Đối với Reza, ông này thích việc đám đông và các giáo sĩ tập trung sự tức giận vào nhóm người Baha’i hơn là chỉ trích hay thách thức quyền lực chính trị yếu ớt của ông. Ông Michael Zirinsky, một nhà sử học tại Đại học Bang Boise (Mỹ), cho rằng Reza chấp nhận bạo lực chống lại người Baha’i như một cách để nhượng bộ các giáo sĩ Hồi giáo, nhằm duy trì sự ủng hộ chính trị từ họ.

Vị thế của Reza đã bị suy yếu bởi không thành lập được một chính phủ cộng hòa vào mùa xuân đó. Vị thế này càng trở nên bấp bênh hơn bởi làn sóng biểu tình sau vụ cảnh sát sát hại một biên tập viên nổi tiếng vào ngày 3/7.

Đã xuất hiện tâm lý thù địch với ý tưởng về một chính phủ cộng hòa và đã có những cuộc biểu tình chống Reza. Vào đầu năm 1924, có vẻ như ông này đã mất quyền kiểm soát.

Lúc 11h sáng 18/7/1924, khi cùng một người tới đài phun nước, nơi có tin đồn rằng một người Baha’i đã bị đánh mù mắt vì không tôn vinh đúng cách các thánh Hồi giáo dòng Shiite, Imbrie đã trực tiếp đối mặt tình trạng hỗn loạn này. Ông đã bảo vệ hai phụ nữ Mỹ thuộc cộng đồng Baha’I là bác sĩ Susan Moody và y tá Elizabeth Stewart sau khi đám đông tức giận tụ tập bên ngoài nhà họ.

Chú thích ảnh

Reza phát biểu trước Quốc hội vào ngày 6/12/1925. Ảnh: Wikimedia Commons

Một số thông tin cho rằng chiếc máy ảnh mà Imbrie mang theo đã châm ngòi cho cơn thịnh nộ của đám đông. Một thông tin khác từ bác sĩ Packard khẳng định rằng một linh mục Hồi giáo đột nhiên hét lên, chỉ vào ông Imbrie: “Ông ta đã cho độc vào giếng nước!”. Có thông tin lại cho rằng đám đông tin rằng Imbrie và người đi cùng là tín đồ Baha’i.

Khi đám đông quay sang tấn công Imbrie và người đi cùng, họ vội vã quay về xe, tìm đường đến doanh trại Cossack gần đó, nơi Reza khi đó làm chỉ huy. Nhưng họ không được ẩn náu ở đó. Ngững cú đánh từ đám đông biểu tình và cả những người lính Cossack vẫn tiếp tục giáng xuống họ. Hai người bị thương bê bết máu trốn thoát đến bệnh viện, nơi bác sĩ Packard vội vàng chữa trị cho vết thương cho Imbrie. Nhưng những kẻ bạo loạn nhanh chóng tràn vào tòa nhà bệnh viện, lật những viên gạch lát sàn từ phòng mổ và sử dụng chúng để gây ra những vết thương nghiêm trọng trên đầu Imbrie. Theo báo cáo khám nghiệm tử thi của Packard, Imbrie đã chịu hơn 138 vết thương, nhiều vết thương do vật sắc nhọn. Ông hoàn toàn tỉnh táo trong khi bị tấn công.

Bốn giờ kinh hoàng sau đó, vào lúc 3 giờ chiều, Imbrie đã qua đời vì vết thương. Ông mới 41 tuổi. Trong khi đó, người đi cùng đã bình phục và trở về Mỹ.

Đón đọc kỳ cuối: Tác động của cái chết gây sốc